Cách từ chối công việc khéo léo dành cho ứng viên và nhân sự

Trong quá trình tìm kiếm công việc, không phải lúc nào bạn cũng sẽ chấp nhận mọi lời mời làm việc. Việc biết cách từ chối công việc một cách khéo léo và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng và cho thấy bản thân là người lịch sự, trách nhiệm. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cách từ chối khéo công việc một cách hiệu quả, để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Cách từ chối công việc sau khi phỏng vấn lịch sự, chuyên nghiệp với các lý do sau

Có nhiều lý do khiến bạn phải từ chối một lời mời làm việc. Dưới đây là một số lý do phổ biến và cách để từ chối khéo công việc:

  • Công việc không phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
  • Mức lương không đáp ứng mong đợi.
  • Môi trường làm việc không phù hợp.
  • Đã nhận được lời mời từ công ty khác.

Các lý do trên được đánh giá là lịch sự và chuyên nghiệp trong mắt những nhà tuyển dụng. Điều quan trọng là bạn nên chọn một lý do trung thực, lịch sự và súc tích để giải thích quyết định từ chối của mình.

Cách từ chối công việc sau khi phỏng vấn lịch sự, chuyên nghiệp với các lý do sau

Lý do bạn nên biết cách từ chối công việc khéo léo?

Nếu bạn không trả lời thư mời nhận việc từ doanh nghiệp, có thể họ sẽ hiểu rằng bạn từ chối cơ hội này. Tuy nhiên đây không phải là một việc làm thông minh. Thay vì im lặng, hãy chuyên nghiệp hơn bằng cách phản hồi lại cho nhà tuyển dụng.

Biết cách từ chối công việc không phù hợp một khéo léo và chuyên nghiệp mang lại nhiều lợi ích:

  • Xây dựng mối quan hệ tốt cùng đơn vị tuyển dụng.
  • Tạo ấn tượng tốt.
  • Bảo vệ danh tiếng cá nhân.

Ngoài ra cũng có thể đưa ra những ý kiến của mình trong buổi phỏng vấn thông qua phản hồi. Đây cũng là cách giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm ứng viên mới. Bằng cách này, bạn có thể để lại ấn tượng tốt với doanh nghiệp và có cơ hội hợp tác trong tương lai.

Lý do bạn nên biết cách từ chối công việc khéo léo?

Từ chối nhận việc nên vào thời điểm nào là phù hợp?

Ngoài cách từ chối khéo léo trong công việc thì thời điểm từ chối lời mời làm việc rất quan trọng. Bạn nên từ chối ngay khi bạn chắc chắn rằng công việc không phù hợp với mình. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thời gian tìm kiếm ứng viên thay thế và cũng giúp bạn không phải lo lắng về quyết định của mình.

Nên từ chối trước khi bạn chấp nhận ký hợp đồng lao động. Và trước khi từ chối, hãy cân nhắc kỹ lưỡng nguyên nhân vì sao bạn lại đưa ra quyết định này. Đảm bảo rằng lựa chọn của bạn được đưa ra từ sự suy nghĩ kỹ lưỡng. Không phải do quá hồi hộp hay vì các lý do không thực tế. Để tránh hối tiếc sau này.

Ngoài ra, cũng có trường hợp bạn phải từ chối sau khi đã chấp nhận lời mời làm việc hoặc thậm chí đã ký hợp đồng lao động. Trong tình huống này, cách từ chối công việc sau khi thử việc là kiểm tra lại thư nhận việc hoặc hợp đồng đã ký kết. Đảm bảo bạn không vi phạm điều khoản về pháp lý đã thỏa thuận.

Nếu vi phạm hãy nhờ sự hỗ trợ từ luật sư, chuyên gia tuyển dụng để giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, vẫn nên cố gắng tránh những tình huống này ngay từ đầu.

Cách từ chối công việc khi phỏng vấn để lại ấn tượng tốt

Cách từ chối công việc đã nhận để lại ấn tượng tốt có thể thực hiện với nhiều lý do cá nhân khác nhau. Dưới đây là một số quy tắc và cách thực hiện để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình từ chối:

Cách từ chối công việc khi phỏng vấn để lại ấn tượng tốt

Chắc chắn trước khi từ chối

Trước khi gửi thư từ chối công việc, hãy suy nghĩ kỹ và chắc chắn về quyết định của mình. Một khi đã gửi đi thì rất khó thay đổi. Nếu được vẫn gây ấn tượng không tốt và thậm chí là mất cơ hội việc làm.

Phản hồi càng sớm càng tốt

Một cách từ chối offer công việc khéo léo là phản hồi sớm. Để nhà tuyển dụng có thể tiến hành tìm kiếm ứng viên khác. Nó sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với thời gian và công sức của họ.

Sử dụng email, điện thoại

Phương tiện phổ biến để phản hồi từ chối là gửi email. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được lời mời trực tiếp qua điện thoại, hãy cân nhắc kết hợp gửi email và gọi điện để tăng tính chuyên nghiệp và tránh những hiểu lầm.

Biết ơn vì đã dành cơ hội cho bạn

Trước khi kết thúc thư, hãy bày tỏ lòng biết ơn đến họ vì đã chọn bạn. Đây là tính lịch sự tối thiểu mà chúng ta nên có. Giúp bạn duy trì mối quan hệ tích cực với công ty trong tương lai.

Đưa ra lý do từ chối ngắn gọn

Lý do từ chối nên được trình bày ngắn gọn và rõ ràng. Không cần giải thích quá chi tiết nhưng cũng nên đủ để nhà tuyển dụng hiểu lý do của bạn.

Đưa ra lý do từ chối ngắn gọn

Tránh lan man, lạc đề

Một cách từ chối khéo công việc là nên tập trung vào lý do từ chối chính. Tránh những thông tin không cần thiết và không liên quan.

Đề nghị giữ liên lạc

Nếu bạn có thiện cảm với người phỏng vấn hoặc người bạn gặp trong quá trình phỏng vấn, một email từ chối viết tốt có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ công việc vững chắc.

Tạo cơ hội hợp tác trong tương lai

Sau khi từ chối lời mời làm việc, đừng vội đóng các mối liên hệ với nhà tuyển dụng. Vì có rất nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai có thể đến với bạn.

Bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể hợp tác cùng nhau trong thời điểm hiện tại. Đồng thời tỏ ra mong muốn có cơ hội hợp tác trong tương lai. Nếu có thể, hãy giới thiệu một số ứng viên khác cho vị trí đó để nhà tuyển dụng chọn.

Cách từ chối nhận việc khéo léo qua điện thoại

Giao tiếp qua điện thoại thường gặp khó khăn do không thể nhìn thấy được thái độ của đối phương. Vì vậy, phải biết cách nhắn tin từ chối công việc với thái độ nhẹ nhàng, giọng điệu dễ nghe.

Tuyệt đối tránh những hành động như ngắt máy đột ngột hay đùa giỡn. Dù không hợp tác vào lúc này, không ai biết tương lai sẽ ra sao. Và bạn có thể gặp lại họ vào một ngày nào đó.

Cách viết email từ chối công việc

Việc từ chối qua email mang lại sự tự nhiên và thoải mái hơn so với việc từ chối qua điện thoại. Điều này giúp bạn kiểm soát chặt chẽ thái độ và nội dung một cách chuyên nghiệp nhất.

Kỹ năng soạn thảo email từ chối nhận việc là một hình thức giúp bạn tránh được những mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Thông thường, một email từ chối sẽ có cấu trúc gồm: tiêu đề (tên và vị trí ứng tuyển); phần mở đầu (lời chào, giới thiệu và lý do viết email); phần lời cảm ơn; phần từ chối; lời hứa và lời chào kết.

Cách viết email từ chối công việc

Gợi ý mẫu email từ chối công việc thông dụng

Dưới đây là một số cách viết email từ chối công việc và ví dụ cụ thể cho từng trường hợp:

Email từ chối lời mời làm việc vì công việc không phù hợp

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty đã dành cho tôi cơ hội tham gia phỏng vấn và gửi lời mời làm việc cho vị trí [Tên vị trí].

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nhận thấy công việc này không phù hợp với định hướng nghề nghiệp hiện tại của mình.

Rất mong Quý công ty hiểu và thông cảm. Tôi hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác cùng Quý công ty trong tương lai.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

Email từ chối công việc khi đã đồng ý công việc khác

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],

Tôi rất cảm kích trước cơ hội làm việc tại [Tên công ty] mà Quý công ty đã dành cho tôi. Tuy nhiên, tôi xin thông báo rằng tôi đã nhận một lời mời làm việc khác phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Rất mong Quý công ty hiểu và thông cảm. Tôi chân thành cảm ơn và hy vọng sẽ có dịp hợp tác trong tương lai.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

Mẫu cách viết email từ chối công việc vì môi trường không phù hợp

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],

Tôi rất biết ơn vì Quý công ty đã gửi đến tôi lời mời làm việc cho vị trí [Tên vị trí]. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng, tôi nhận thấy môi trường làm việc tại Quý công ty không phù hợp với phong cách làm việc của tôi.

Tôi hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác với Quý công ty trong tương lai. Chúc Quý công ty luôn phát triển và thành công.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

Cách từ chối công việc vì lương thấp bằng email

Kính gửi [Tên nhà tuyển dụng],

Tôi rất cảm ơn vì Quý công ty đã dành cho tôi cơ hội làm việc tại vị trí [Tên vị trí]. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nhận thấy mức lương đề xuất không phù hợp với nhu cầu tài chính và kỳ vọng của tôi.

Rất mong Quý công ty hiểu và thông cảm. Tôi rất hy vọng có cơ hội hợp tác với Quý công ty trong tương lai.

Trân trọng,

[Tên của bạn]

Kết luận

Việc từ chối một lời mời làm việc không phải là điều dễ dàng, nhưng biết cách từ chối một cách khéo léo và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng và bảo vệ danh tiếng của mình. Hãy luôn nhớ rằng, sự tôn trọng và lịch sự trong mọi tình huống là chìa khóa để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt trong công việc. Vì vậy các bạn hãy là một ứng viên thông minh và lịch sự nhé!

hotline
chat facebook
chat zalo