Khi làm công, nhiều người thường thắc mắc về thuế TNCN và mức lương nào thì phải đóng thuế. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định này tại Việt Nam. Đồng thời, cung cấp thông tin hữu ích để bạn nắm bắt được nghĩa vụ thuế của mình.
Mục lục cho bài viết
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế TNCN là loại thuế mà cá nhân phải nộp khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công, hoặc các nguồn thu nhập khác. Mục đích của thuế TNCN là để nhà nước có nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động công cộng.
Năm 2024, mức lương nào phải đóng thuế TNCN?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi 2012), Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về mức giảm trừ gia cảnh, cùng với Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 40/2021/TT-BTC, quy định như sau:
- Mức lương phải đóng thuế TNCN. Cá nhân không có người phụ thuộc sẽ phải nộp thuế khi tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công vượt quá 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện hay nhân đạo.
Ngoài ra, đối với những cá nhân không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng. Nếu có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên cũng sẽ phải tham gia đóng thuế TNCN.
Ngoài cá nhân, thuế TNCN còn áp dụng cho các hộ kinh doanh. Nếu doanh thu trong năm dương lịch đạt trên 100 triệu đồng, hộ kinh doanh cũng phải nộp thuế theo quy định.
Hướng dẫn cách tính thuế TNCN
Dưới đây là cách tính thuế TNCN áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú:
Đối với cá nhân cư trú
Đối tượng
- Cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.
Căn cứ vào Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 cùng với Điều 7 và Điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC. Công thức tính thuế TNCN cho cá nhân cư trú có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên được quy định:
Công thức tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
- Thuế suất. Đối với cá nhân cư trú có ký kết HĐLĐ từ 3 tháng trở lên. Thuế suất được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
- Cá nhân không ký HĐLĐ hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng
Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC. Những cá nhân ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng nhưng có tổng thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên sẽ phải khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trên thu nhập (khấu trừ trước khi thanh toán). Có nghĩa là cá nhân không có hợp đồng hoặc chỉ ký hợp đồng ngắn hạn mà nhận thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên sẽ phải nộp thuế với mức 10%. (Trừ khi họ đã làm bản cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN và đủ điều kiện)
Công thức tính thuế phải nộp:
Thuế TNCN phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi thanh toán
> Xem thêm:
Hoàn thuế thu nhập cá nhân: Điều kiện, thủ tục hoàn chi tiết nhất (jobs365.vn)
Thu nhập chịu thuế là gì? Các khoản thu nhập chịu thuế hiện nay – Công ty Jobs365 SHR
Đối với cá nhân không cư trú
Theo Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC. Thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất 20%
Thu nhập phải nộp thuế từ tiền lương, tiền công sẽ được xác định giống như cách tính đối với cá nhân cư trú.
Trong trường hợp NLĐ không cư trú làm việc cả trong và ngoài nước mà không tách riêng phần thu nhập nhận tại Việt Nam. Thu nhập chịu thuế sẽ được xác định theo các công thức sau:
Trường hợp 1. Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc của công việc tại Việt Nam/Tổng số ngày làm việc trong năm x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam.
Trường hợp 2. Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt tại Việt Nam/365 x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu + Thu nhập chịu thuế khác phát sinh tại Việt Nam.
Các khoản phụ cấp và trợ cấp không phải tính thuế TNCN
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Nhưng được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Những khoản phụ cấp và trợ cấp sau đây sẽ không phải tính thuế TNCN:
- Trợ cấp và phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế. Hoặc thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh cùng các khoản trợ cấp cho lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho những ngành nghề hoặc công việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Cũng như các khoản chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, còn có các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH.
- Trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ cho lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần cho cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cũng như hỗ trợ cho cán bộ công chức làm công tác chủ quyền biển đảo theo quy định pháp luật.
- Trợ cấp chuyển vùng một lần cho người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hoặc người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
- Phụ cấp cho nhân viên y tế ở thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Người lao động trong thời gian thử việc có cần phải đóng thuế TNCN hay không?
Theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Thuế TNCN. Thu nhập từ tiền lương và tiền công sẽ xác định rõ đối tượng phải nộp thuế TNCN. Cá nhân có thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên sẽ phải thực hiện khấu trừ thuế với mức 10% trên thu nhập đó. (Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính)
Theo quy định, trong thời gian thử việc, nhân viên sẽ nhận 85% mức lương cơ bản của công việc. Chẳng hạn, nếu mức lương cơ bản của bạn trong thời gian thử việc là 3.500.000 đồng. Nghĩa là bạn sẽ bị khấu trừ 350.000 đồng (tương đương 10% thu nhập) cho thuế TNCN. Như vậy, số tiền lương thực nhận sẽ là 3.150.000 đồng.
Thời điểm khấu trừ thuế. Doanh nghiệp sẽ thực hiện khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả lương cho nhân viên. Khoản thuế này sẽ được công ty nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Hashtag: #CungỨngNhânLực #TinCậy #PhátTriểnDoanhNghiệp #ĐốiTácChuyênNghiệp #ViecLamHapDan
#ViecLamChoNguoiLaoDong#ViecLamThoiVu #ViecLamChinhThuc #365SHR