Hiểu rõ về mã ngành cung ứng lao động là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Mã ngành cung ứng nhân lực không chỉ giúp định hình phạm vi hoạt động của doanh nghiệp mà còn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật. Vậy mã ngành cung ứng lao động là bao nhiêu? Bài viết này sẽ phân tích chi tiết nhóm mã ngành cung ứng lao động, cung cấp cái nhìn toàn diện về các quy định và điều kiện liên quan. Giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt và triển khai hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Mục lục cho bài viết
Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Mã ngành là một dãy ký tự được mã hóa bằng chữ cái hoặc số. Biểu thị cho một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Khi doanh nghiệp đăng ký mã ngành nào, họ chỉ được phép hoạt động trong phạm vi ngành nghề đó theo quy định của pháp luật.
Mã ngành nghề của nhóm ngành cung ứng nhân lực
Dưới đây là mã ngành mới nhất trong nhóm ngành nghề hoạt động dịch vụ lao động và việc làm. Cùng các thông tin chi tiết về hồ sơ và thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh:
781 – 7810 – 78100: Mã ngành các trung tâm tư vấn, môi giới việc làm
Nhóm này bao gồm các hoạt động lập danh sách, tuyển dụng lao động và giới thiệu việc làm. Trong đó người lao động được giới thiệu không làm việc tại các công ty môi giới.
- Tìm kiếm, tuyển chọn, giới thiệu và sắp xếp đội ngũ lao động, kể cả quản lý;
- Hoạt động của các công ty tìm kiếm diễn viên;
- Hoạt động của các công ty tuyển dụng lao động qua mạng.
Loại trừ: Các hoạt động của các tổ chức nghệ thuật được phân vào nhóm 74900. Như hoạt động chuyên môn, công nghệ, khoa học khác chưa được phân vào đâu.
782 – 7820 – 78200: Nhóm mã ngành cung ứng lao động tạm thời
Nhóm này bao gồm cung cấp lao động theo yêu cầu của khách hàng trong một thời gian nhất định để bổ sung vào lực lượng lao động của khách hàng. Những lao động này thuộc khu vực dịch vụ lao động tạm thời. Nhưng đơn vị thuộc nhóm này không trực tiếp giám sát lao động khi họ làm việc cho khách hàng.
783 – 7830: Nhóm mã ngành cung ứng và quản lý nguồn lao động
Nhóm này tập trung vào việc cung ứng và quản lý nguồn lao động. Đảm bảo cung cấp đủ nhân lực cho các khách hàng và hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả.
Phân tích chi tiết nhóm mã ngành cung ứng và quản lý nguồn lao động 7830
Với mã ngành 7830, các doanh nghiệp có thể tập trung vào việc cung ứng và quản lý nguồn lao động. Đáp ứng nhu cầu nhân lực cả trong nước và quốc tế. Đồng thời đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ tài chính cho người lao động. Cụ thể, mã ngành 7830 bao gồm các nhóm sau:
Nhóm 78301: Cung ứng, quản lý lao động trong nước
Nhóm này gồm các hoạt động cung cấp, quản lý nguồn lao động dài hạn và ổn định trong nước. Các hoạt động này đại diện cho người lao động trong các vấn đề liên quan đến thanh toán tiền lương, thuế và các vấn đề tài chính khác, nhưng không chịu trách nhiệm chỉ đạo hoặc giám sát người lao động.
- Các hoạt động cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh sẽ được phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó.
- Các hoạt động chỉ cung cấp một yếu tố nguồn lao động sẽ được phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố đó.
Nhóm 78302: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nhóm mã ngành cung ứng và quản lý lao động này bao gồm các hoạt động cung cấp và quản lý nguồn lao động dài hạn và ổn định cho các công việc ở nước ngoài. Tương tự nhóm 78301, các hoạt động này đại diện cho người lao động trong các vấn đề liên quan đến thanh toán tiền lương, thuế và các vấn đề tài chính khác, nhưng không chịu trách nhiệm chỉ đạo hoặc giám sát người lao động.
- Các hoạt động cung cấp nguồn lao động với vai trò giám sát hoặc quản lý kinh doanh sẽ được phân theo nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với ngành kinh doanh đó.
- Các hoạt động chỉ cung cấp một yếu tố nguồn lao động sẽ được phân vào nhóm hoạt động kinh tế tương ứng với yếu tố nguồn lao động đó.
Thủ tục bổ sung mã ngành nghề dịch vụ lao động, việc làm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung mã ngành nghề cung ứng nhân lực
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc bổ sung mã ngành nghề dịch vụ lao động, việc làm.
- Biên bản họp về việc bổ sung mã ngành nghề dịch vụ lao động, việc làm.
- Quyết định về việc bổ sung mã ngành nghề dịch vụ lao động, việc làm.
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung mã ngành cung ứng lao động
Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau 3 ngày, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Giấy xác nhận này sẽ ghi rõ các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp. Bao gồm cả các ngành nghề mới bổ sung.
Bước 3: Đăng tải thông tin thay đổi của doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất thủ tục doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trong vòng 30 ngày. Kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Tổng kết
Việc nắm vững mã ngành cung ứng lao động không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Bằng cách hiểu rõ và tuân thủ các quy định về mã ngành, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình tuyển dụng. Đảm bảo chất lượng lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được cái nhìn chi tiết về mã ngành cung ứng lao động. Cũng như các bước cần thiết để bổ sung và thay đổi mã ngành kinh doanh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động bền vững và phát triển mạnh mẽ trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.