Trong thế giới kinh doanh và phân tích, thuật ngữ “metric” rất phổ biến. Nhưng bạn có biết metric thực sự là gì và nó khác gì so với KPI không? Hãy cùng 365 SHR tìm hiểu để nắm rõ hai khái niệm này và ứng dụng của chúng.
Xem thêm: Lương Gross là gì? Cách tính và phân biệt lương Gross và Net (jobs365.vn)
Mục lục cho bài viết
Metric là gì?
Metric, hay còn gọi là chỉ số, là một đại lượng đo lường được sử dụng để đánh giá, theo dõi và phân tích các hoạt động trong một tổ chức. Các metric có thể là số lượng, tỉ lệ hoặc tỉ lệ phần trăm. Nhằm giúp hiểu rõ hơn về hiệu suất và hiệu quả công việc. Ví dụ, số lượng khách mới hàng mỗi tháng, tỉ lệ chuyển đổi của chiến dịch marketing, hay doanh thu hằng tuần đều là các metric quan trọng.
Chỉ số doanh nghiệp (Business metric) thường được dùng để theo dõi các quy trình và hiệu suất quan trọng. Đồng thời đánh giá “sức khỏe” của doanh nghiệp. Các chỉ số này có thể báo gồm doanh thu, lợi nhuận, cũng như các thông tin liên quan đến nhân viên và khách hàng. Các metric cung cấp dữ liệu cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động và hổ trợ trong việc đưa ra các quyết định chiến lược.
Marketing metric là các giá trị có thể đo lường được dùng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing. Chúng giúp chứng minh hiệu suất của các chiến dịch trên các kênh truyền thông khác nhau.
Với hoạt động marketing diễn ra trên nhiều nền tảng như mạng xã hội, email marketing, và việc tạo ra khách hàng tiềm năng mới. Việc tối ưu hóa các hoạt động để đạt được mục tiêu cụ thể là rất quan trọng trong kế hoạch tiếp thị số.
Điểm khác biệt giữa hai chỉ số đo lường KPI (Key Performance Indicator) và Metric
Mặc dù KPI và metric đều là các chỉ số đo lường, nhưng chúng có sự khác biệt quan trọng:
KPI (Chỉ số hiệu suất chính). Là các metric quan trọng nhất, liên quan trực tiếp đến mục tiêu chiến lược của tổ chức. KPI giúp đánh giá mức độ thành công trong việc đạt được các mục tiêu chính. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng trưởng doanh thu, KPI có thể là tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng tháng.
Metric (Chỉ số Đo lường). Là các chỉ số đo lường tổng quát hơn, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu chiến lược. Các metric có thể cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động hàng ngày. Ví dụ, số lượng truy cập website hàng ngày là một metric nhưng không phải lúc nào cũng là KPI.
Xem thêm: Hoàn thuế thu nhập cá nhân: Điều kiện, thủ tục hoàn chi tiết nhất (jobs365.vn)
Tại sao cần có cả hai chỉ số đo lường Metric và KPI trong doanh nghiệp?
Việc đo lường và đánh giá hiệu suất là cực kỳ quan trọng. Nhằm để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, các chỉ số Metric và KPI đóng vai trò không thể thiếu. Dưới đây là những lợi ích cụ thể:
- Điều Chỉnh Ngân Sách Phù Hợp. Việc theo dõi liên tục các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing là rất quan trọng. Các chỉ số này giúp lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá đúng đắn mức độ hiệu quả của từng kênh và chiến dịch. Từ đó, điều chỉnh ngân sách để phù hợp với mức chi tiêu đã đề ra.
- Xác Định Kênh Mang Lại Khách Hàng Tiềm Năng. Sử dụng các chỉ số đo lường trong Marketing là cần thiết. Nhằm để xác định kênh nào đang mang lại lượng khách hàng tiềm năng lớn nhất. Khi có thông tin chi tiết về hiệu quả của từng kênh, doanh nghiệp có thể quyết định tăng cường ngân sách cho những kênh hiệu quả nhất. Điều này giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu chính xác hơn và tối ưu hóa chiến lược Marketing.
- Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh. Việc nắm bắt các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing cũng giúp doanh nghiệp nhận diện. Ngoài ra, còn khắc phục những điểm yếu của sản phẩm từ góc độ của khách hàng thông qua việc phân tích hành vi sau mua hàng. Bằng cách hiểu rõ các phản hồi và phàn nàn của khách hàng. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình để cải thiện chất lượng và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Một số chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động marketing
Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing là những thông số quan trọng để đánh giá kết quả của các chiến dịch tiếp thị. Dưới đây là một số chỉ số phổ biến:
- Lợi tức đầu tư (ROI). Đây là công cụ chính để đánh giá hiệu quả đầu tư. ROI so sánh lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư với chi phí đầu tư. Công thức tính ROI là:
ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100
Trong đó,
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.
- Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPW – Cost Per Wafer). Chỉ số này giúp hiểu chi phí cần thiết cho mỗi đơn hàng và doanh thu thực tế từ một đơn hàng. Qua đó đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing.
- Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS – Return on Ad Spend). ROAS đo lường lợi nhuận thu được từ quảng cáo. Nó cho biết doanh thu bạn kiếm được cho mỗi đồng chi phí quảng cáo:
ROAS = (doanh thu quảng cáo / chi phí nguồn quảng cáo)
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate). Đây là tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện hành động mong muốn, như nhấp vào quảng cáo. Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng:
Tỷ lệ chuyển đổi = (Số lượng chuyển đổi / Tổng số người dùng) x 100
- Doanh số bán hàng gia tăng (Incremental Sales). Chỉ số này đo lường sự khác biệt giữa doanh số thực tế khi có chương trình khuyến mãi và doanh số dự đoán nếu không có chương trình khuyến mãi trong cùng thời gian.
- Phễu thanh toán (Purchase Funnel). Phương pháp này mô tả quá trình từ khi khách hàng nhận biết nhu cầu đến khi họ quyết định mua sản phẩm. Nó giúp theo dõi hành trình khách hàng từ nhận thức đến việc trở thành khách hàng trung thành.
Tổng kết
Hiểu rõ sự khác biệt giữa KPI và metric sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những chỉ số nào cần tập trung vào. Từ đó, để đạt được mục tiêu cuối cùng. Trong khi KPI là các chỉ số then chốt để đánh giá thành công chiến lược. Metric cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ trong việc theo dõi các yếu tố cụ thể. Việc sử dụng các chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá và cải thiện hiệu suất marketing. Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập jobs365.vn
Hashtag:#CungỨngNhânLực #TinCậy #PhátTriểnDoanhNghiệp #ĐốiTácChuyênNghiệp #ViecLamHapDan #ViecLamChoNguoiLaoDong #ViecLamThoiVu #ViecLamChinhThuc #365SHR