Phụ cấp lương là gì? Những quy định phụ cấp tiền lương mới nhất

Phụ cấp lương là gì? Đây là câu hỏi không ít người lao động đặt ra. Bởi nó liên quan mật thiết tới quyền lợi của họ. Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quyết định vào làm tại một doanh nghiệp của người lao động. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về câu hỏi này thì hãy đọc bài viết dưới đây, công ty Tuyển Dụng 365 đi đầu trong tuyển dụng LĐPT Bình Dương sẽ giải đáp cho bạn mọi vấn đề liên quan đến phụ cấp lương nhé.

Phụ cấp lương là gì

Xem thêm: Công ty ở Bình Dương tuyển dụng công nhân

Phụ cấp lương là gì?

Ngoài tiền lương thì phụ cấp lương là điều khiến người lao động quan tâm nhất khi chuẩn bị đặt chân đến doanh nghiệp. Vậy phụ cấp lương là gì? Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ 8/8/2015) đã đưa ra khái niệm phụ cấp lương như sau:

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

  • Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác, yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
  • Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
  • Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

Xem ngay: Phụ cấp thâm niên là gì?

Phụ cấp lương gồm những khoản nào?

Điểm b, thuộc khoản 5, Điều 3 trong Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã chỉ rõ: “Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên”.

Bởi vậy, phụ cấp lương trong doanh nghiệp không được pháp luật không đặt ra một mức cụ thể mà sẽ doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận với nhau tùy thuộc vào từng công việc, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

Hiện nay, Luật lao động Việt Nam không quy định cụ thể các loại phụ cấp lương. Tuy nhiên, căn cứ Điều 30, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chúng ta có thể kể đến các loại phụ cấp lương điển hình sau:

  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Và các phụ cấp khác tùy theo từng doanh nghiệp.

Xem liền tay: Lương cạnh tranh là gì?

Các khoản tiền dễ nhầm lẫn với phụ cấp lương

  • Tiền thưởng (doanh thu, sáng kiến,… );
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Tiền hỗ trợ đi lại (xăng xe, phí giữ xe,… );
  • Tiền điện thoại;
  • Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Sinh nhật của người lao động;
  • Người lao động kết hôn;
  • Các khoản tiền tương tự khác.

Các khoản tiền dễ nhầm lẫn với phụ cấp lương

Các quy định về mức phụ cấp lương hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về mức phụ cấp lương tối thiểu cho người lao động. Mức phụ cấp lương sẽ được quy định dựa trên thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mỗi doanh nghiệp sẽ có mức phụ cấp lương khác nhau để thu hút “nhân tài”.

Doanh nghiệp nào cũng cần trả phụ cấp lương cho người lao động đúng không?

Phụ cấp lương trong doanh nghiệp là một trong những nội dung chủ yếu nằm trong hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên.

Mặc dù vậy, đây chỉ là khoản tiền nhằm bù đắp cho người lao động về tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương. Bên cạnh đó, chưa có văn bản pháp luật nào bắt buộc các doanh nghiệp phải đưa ra mức phụ cấp lương cụ thể cho người lao động.

Vì vậy, không phải tất cả người lao động đều được trả các khoản phụ cấp này mà phụ thuộc vào điều kiện và tính chất của từng công việc.

Qua đó ta có thể kết luận, các doanh nghiệp không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp lương cho tất cả người lao động.

Tuy nhiên, để thu hút các ứng viên đầu quân cho doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp sẽ đề ra các khoản phụ cấp lương hấp dẫn. Đây cũng là điểm quan trọng để giữ chân được người lao động của các doanh nghiệp.

Khoản tiền phụ cấp lương có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo Khoản 2, Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: người lao động thực hiện chế độ BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm mức lương và phụ cấp theo lương theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2018, tiền lương đóng BHXH hàng tháng sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.

Khoản tiền phụ cấp lương có được tính để đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định: tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp được tính là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Cũng theo điểm b khoản 2 Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân này cũng nêu rõ các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân gồm:

  • Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh;
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về BHXH;
  • Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;
  • Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định.

Ngoài ra, những khoản phụ cấp khác đều được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, các khoản phụ cấp lương của người lao động chỉ bị tính thuế thu nhập cá nhân khi người đó có thu nhập cao.

Khoản tiền phụ cấp lương có được tính để đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Tổng kết

Bài viết trên đây đã phần nào trả lời được những thắc mắc của người lao động về phụ cấp lương là gì. Hãy là người lao động thông minh và sáng suốt. Hãy lựa chọn các doanh nghiệp mà các bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình nhé!

Nếu bạn đang thiếu nguồn nhân lực, hãy đến ngay với chúng tôi – 365 SHR là địa chỉ uy tín hàng đầu cung ứng lao động Bình Dương tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung ứng kịp thời nhân lực cho bạn. Liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC VÀ GIẢI PHÁP NHÂN SỰ 36

  • Địa chỉ: B15 Đường Phạm Văn Đồng, KP. Uni Town, P. Hoà Phú, Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
  • Hotline: 035 2171 444
  • Email: jobs365.vn@gmail.com
  • Email: sale1@jobs365.vn
  • Website: https://jobs365.vn/

hotline
chat facebook
chat zalo