Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường lao động hiện nay. Việc tuyển dụng nhân tài không chỉ đơn thuần là tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng phù hợp. Ngoài ra, nó còn là một nghệ thuật trong việc nhận diện và giữ chân những người có tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn gặp khó khăn trong việc quản lý và xử lý CV. Từ đó, dẫn đến việc bỏ lỡ những ứng viên xuất sắc.
Mục lục cho bài viết
- 1 Câu chuyện về việc “Từ Chối Thầm Lặng”
- 2 Tại sao trường hợp này lại xảy ra thường xuyên?
- 3 Tác động tiêu cực của việc lạm dụng các phần mềm tuyển dụng
- 4 Tầm quan trọng của con người trong các quy trình tuyển dụng
- 5 Đối xử với ứng viên một cách tử tế và hiệu quả
- 6 Xây dựng thương hiệu tuyển dụng bền vững
- 7 Kết luận
Câu chuyện về việc “Từ Chối Thầm Lặng”
Bạn nhận được một loạt hồ sơ xin việc, nhanh chóng lướt qua trong vài giây, và sau đó quyết định “từ chối thầm lặng”. Đây cũng coi như là một trường hợp đơn giản nhưng nó lại xảy ra mỗi ngày. Nhiều lúc, hồ sơ nhìn giống như một cuốn sách dài dòng. Trong khi người viết chưa chú trọng đến việc gây ấn tượng ngay từ phần mở đầu. Chỉ cần một chi tiết không phù hợp, một kinh nghiệm không khớp, hoặc đơn giản là font chữ khó nhìn. Điều đó có nghĩa là CV ấy sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.
Hình ảnh người làm nhân sự ngồi trước màn hình, lướt qua hàng loạt hồ sơ với tốc độ chóng mặt thật đáng tiếc. Mỗi lần nhấp chuột là một cơ hội bị bỏ lỡ. Đôi khi chỉ vì một cảm xúc nhất thời hay một phán đoán vội vàng. Điều này dẫn đến việc những ứng viên có tiềm năng thực sự không bao giờ được biết đến.
Quyết định “từ chối thầm lặng” thường diễn ra trong im lặng, không có email từ chối lịch sự, không có lời giải thích, chỉ đơn giản là… không có phản hồi. Mọi nỗ lực chuẩn bị hồ sơ và hy vọng đều tan biến vào khoảng không.
Tại sao trường hợp này lại xảy ra thường xuyên?
Có lẽ một phần lý do chính là khối lượng công việc quá tải của các nhà tuyển dụng. Mặc dù điều đó có thể không công bằng. Việc chỉ dựa vào cái nhìn thoáng qua để đưa ra quyết định có thể khiến chúng ta đánh mất đi những nhân tài cho doanh nghiệp.
Tác động tiêu cực của việc lạm dụng các phần mềm tuyển dụng
Hiện nay, nhiều NTD thường sử dụng các phần mềm hay trí tuệ nhân tạo (AI) để lọc qua các CV của các ứng viên. Mặc dù, các phần mềm này cũng giúp tiết kiệm thời gian nhưng việc lạm dụng và sử dụng nó thường xuyên thường mang lại kết quả không như mong đợi.
> Xem thêm:
Giải quyết vấn đề nói lan man và thiếu trọng tâm khi phỏng vấn (jobs365.vn)
Cách thể hiện điểm mạnh và điểm yếu trong CV và lúc phỏng vấn (jobs365.vn)
Phần mềm ATS khá phổ biến trong giới tuyển dụng. Nó thường loại bỏ ngay lập tức các CV không chứa từ khóa phù hợp, bỏ qua các khía cạnh khác của ứng viên. Phần mềm này chỉ dựa vào các yếu tố một cách máy móc. Trong khi đó kinh nghiệm và năng lực rất cần sự tham gia phỏng vấn trực tiếp của cong người.
Tầm quan trọng của con người trong các quy trình tuyển dụng
Mặc dù công nghệ mang lại nhiều tiện ích và giúp NTD rút ngắn nhiều thời gian để làm việc khác. Nhưng mặt khác, công nghệ không hoàn toàn có thể phân tích một cách nhạy bén và tinh tế như con người. Bộ phận nhân sự cần chủ động xem xét từng CV của ứng viên. Đặc biệt là các vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng. Phỏng vấn trực tiếp giữa người với người còn giúp NTD khám phá ra những khía cạnh khác nằm ngoài CV của ứng viên.
Tuyển dụng không chỉ là việc tìm kiếm ứng viên phù hợp mà còn là xây dựng mối quan hệ. Con người có khả năng giao tiếp, tạo ấn tượng và kết nối cảm xúc với ứng viên. Điều này rất quan trọng trong việc thu hút nhân tài.
Bộ phận nhân sự là đại diện của công ty trong quá trình tuyển dụng. Cách mà họ tương tác với ứng viên ảnh hưởng lớn đến hình ảnh và thương hiệu của công ty.
Dù công nghệ hỗ trợ rất nhiều, quyết định cuối cùng về việc tuyển dụng vẫn thuộc về con người. Những quyết định này cần phải dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả sự phù hợp với tầm nhìn và giá trị của tổ chức.
Đối xử với ứng viên một cách tử tế và hiệu quả
Nhiều NTD dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc tìm kiếm các ứng viên thụ động. Trong khi lại đối xử không công bằng với những người chủ động tìm đến. Nhiều ứng viên chủ động thường đã tìm hiểu và có mong muốn, hy vọng được làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều NTD lại nhanh chóng loại bỏ CV của họ mà không tìm hiểu kỹ năng và tiềm năng thực sự của họ.
Việc không khai thác những khía cạnh khác từ các ứng viên chủ động làm lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, còn gây cho họ một cảm giác thất vọng. Từ đó, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu của tổ chức. Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và công bằng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài. Ngoài ra, còn tạo dựng lòng tin từ cộng đồng ứng viên.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng bền vững
Thương hiệu NTD không đơn thuần là hình ảnh bên ngoài. Ngoài ra, nó còn phản ánh cách doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ với các ứng viên. Việc thể hiện sự chuyên nghiệp và công bằng trong quy trình tuyển dụng sẽ tạo dựng lòng tin của ứng viên. Ngay cả những người không được chọn cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng. Từ đó, để lại ấn tượng tốt về doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến việc họ quay lại ứng tuyển sau này hoặc giới thiệu cơ hội cho người khác.
Kết luận
Việc lạm dụng công nghệ và phần mềm ATS trong quy trình tuyển dụng, kết hợp với sự thiếu can thiệp của con người. Điều đó đang dẫn đến sự lãng phí lớn trong việc thu hút nhân tài. Để tìm kiếm và giữ chân những nhân viên thực sự phù hợp, NTD cần có tư duy cởi mở, chủ động và chuyên nghiệp trong việc đánh giá ứng viên. Đồng thời, họ nên xây dựng thương hiệu tuyển dụng dựa trên sự tử tế và công bằng. Điều này sẽ giúp tổ chức thu hút nhiều ứng viên xuất sắc và duy trì hình ảnh tích cực trên thị trường lao động.
Tuyển dụng không chỉ là tìm kiếm nhân lực cho hiện tại, mà còn là một chiến lược dài hạn để phát triển một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ và bền vững cho tương lai.
Hashtag: #CungỨngNhânLực #TinCậy #PhátTriểnDoanhNghiệp #ĐốiTácChuyênNghiệp #ViecLamHapDan #ViecLamChoNguoiLaoDong#ViecLamThoiVu #ViecLamChinhThuc #365SHR